
Phỏng Vấn Xin Việc - Hướng Dẫn Chi Tiết Nhất Mà Bạn Từng Biết
Hướng dẫn chi tiết từng giai đoạn, kỹ thuật luyện tập phù hợp, có nguồn tài liệu dồi dào. Lavata English sẽ giúp bạn tăng trưởng kỹ năng nghe một cách hiệu quả nhất. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nghe và trò chuyện với người nước ngoài.
June, 28 2017
Lavata Team
Nghe nói tiếng Anh trôi chảy trong 6 tháng

Bạn có biết:
* 30% bị từ chối hồ sơ chỉ vì thiếu hiểu biết?
* 80% trượt phỏng vấn lần đầu do không có kinh nghiệm?
* Vất vả ngược xuôi xin việc cùng vô số lần bon chen mà vẫn chưa có được công việc như ý?
Đó đúng là thực trạng đang diễn ra...
Hầu hết sinh viên ra trường đều mong muốn tìm kiếm cho mình cơ hội việc làm với vị trí phù hợp và mức lương xứng đáng. Dòng người hối hả đua nhau nộp hồ sơ khắp các nơi kèm thêm sự lo lắng hiện rõ trên khuôn mặt bởi lẽ mọi người ít nhiều đều tin rằng: "Càng nộp nhiều nơi, cơ hội xin được việc càng lớn!"
Đa số người trẻ ra trường rải hồ sơ như đi phát tờ rơi ...
Nhưng đại đa số lại chẳng được mấy người trúng tuyển vào những vị trí họ thực sự thích
Nếu nhiều lần phỏng vấn không được tuyển thì bạn vẫn phải chọn một công việc có thể không thích để trang trải cuộc sống lúc trước mắt.
Nhiều năm qua, trong bao nhiêu sinh viên ra trường , con số người thực sự thành công ngay những lần đầu tiên khá khiêm tốn còn số người thất nghiệp vẫn đang không ngừng tăng lên.
Kỳ thực trong thâm tâm, mỗi người chúng ta đều hiểu rằng có tấm bằng Đại Học là chưa đủ, cũng có lúc hoài nghi. Nhưng rốt cuộc lại chẳng hiểu đang xảy ra chuyện gì?
Tôi tin rằng, ngoại trừ những trường hợp cá biệt ra, thì đa số mọi người khi đi phỏng vấn đều rất khao khát.
Vậy phải chăng do công ty ? Mặc dù vào thời kỳ siêu cạnh tranh, sự thay đổi nhanh của nền kinh tế, tốc độ phát triển công nghệ chóng mặt như hiện nay. Thậm chí nhiều công ty nước ngoài rót vốn đầu tư, xây dựng công ty, nhà máy tại nước ta cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp trong nước và đòi hỏi chất lượng lao động cao.
Tuy nhiên không thể phủ định được rằng, còn rất nhiều người trẻ nhận thức được điều quan trọng và rèn luyện sớm nên được các công ty săn đón hoặc chí ít cũng xin được việc rất dễ dàng.
Và để chiến thắng bạn cần hiểu về quy luật WIN - WIN. Khi cung - cầu gặp nhau thì cả 2 cùng chiến thắng, tổ chức ngày càng lớn mạnh còn bạn có được công việc tốt hơn. Vậy rốt cuộc nhà tuyển dụng Cầu gì ở bạn?
Dưới đây là 4 thứ mà bất cứ tổ chức nào đều tìm kiếm:

Bạn có thể sẽ băn khoăn rằng vì sao Tinh thần kỷ luật và thái độ lại được xếp đầu tiên?
Thực tế sự thành bại của mỗi người, mỗi tổ chức đều bắt nguồn bởi chữ TÂM. Cổ nhân từng nói:
Chữ tâm độc tự thế mà hay
Thành bại nên hư ở chữ này
Tuổi trẻ gắng rèn, già cố giữ
Cuộc đời gắn trọn cả vào đây
Bởi vậy khi đánh giá một ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra nhiều câu hỏi để thử lòng hay kiểm tra tinh thần kỷ luật và thái độ của họ. Nhiều bạn do lâu ngày nhiễm phải thói quen ăn chơi, ngủ nướng vô độ cùng với hằng hà sa số các tật xấu như hứa không giữ lời, nói một đằng làm một nẻo... tất cả đã trở thành nỗi ám ảnh xem lẫn chút hoang mang cho nhà tuyển dụng.
Ví dụ:

Theo khung đánh giá năng lực tiêu chuẩn thì có tới 70% quyết định đến từ Thái Độ người lao động. Điều này có làm bạn sáng tỏ nguyên do vì sao sinh viên mới ra trường lại có tỉ lệ thất nghiệp cao?

Đăng ký nhận Mẫu CV và Đơn Xin Việc Mọi Ngành Nghề
Tiếp nữa, nói tới Kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, tổ chức lên kế hoạch và phân bổ thời gian còn hạn chế ảnh hưởng nhiều tới kết quả công việc. Chưa kể nếu ngày thường cư xử thô lỗ, ăn mặc luộm thuộm, tóc tai bù xù, nói thì lí nhí gây mất thiện cảm.
Mặc dù người tuyển dụng bạn không biết hết bạn đã làm gì nhưng qua câu hỏi, cách trả lời và ngôn ngữ cơ thể của bạn họ cũng sẽ nhận ra thôi.
Bạn nghĩ: Làm sao họ biết được đúng không?
Đừng quên...
Họ được đào tạo về tâm lý con người và có nhiều kinh nghiệm nên khả năng đánh giá ứng viên khá chuẩn. Chưa kể, nếu còn e ngại về ai đó dù chỉ một chút thôi thì họ sẵn sàng không tuyển. Nó đúng theo nguyên lý:
Dùng người thì phải tin còn đã không tin thì không dùng
Mặc dù có thể ở trường bạn không được đào tạo về kỹ năng mềm nhưng thực sự nó góp phần không nhỏ giúp bạn có thể làm tốt công việc và thăng tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp.
Kế đến là Chuyên môn nhỏ. Thời gian đầu, hiếm có một ai vừa vào làm đã được giao việc lớn ngay đó là lý do tại sao bạn phải làm tốt những công việc nhỏ để xây dựng niềm tin nơi đồng nghiệp, cấp trên như:

Ồ, cái này có gì đáng làm đâu cơ chứ? Cái nào lớn tôi mới làm, còn cái nhỏ thì thôi. Tôi không xin vào đây để làm mấy cái nhỏ tí ti đâu nhé.
KHOAN...
Nghĩ lớn là rất tốt nhưng chúng ta cần bắt đầu nhỏ để thành thạo từ những thứ cơ bản tạo nền móng vững chắc, niềm tin lớn. Một khi bạn thể hiện tốt, những cơ hội tốt hơn sẽ đến vì sự xứng đáng của bạn.
Yếu tố cuối cùng là Chuyên môn lớn. Chuyên ngành hay nói cách khác năng lực thực hiện công việc của bạn. Một người làm kế toán đừng chỉ ôm đống lý thuyết tối ngày mà phải dựa trên những bảng tính toán thực tế, nhân viên kinh doanh biết lên kế hoạch và nắm rõ phương pháp triển khai cho thị trường cùng những bảng báo cáo đánh giá mỗi tuần hoặc tháng. Người kỹ sư thiết kế am hiểu và dùng tốt các phần mềm liên quan phục vụ công việc...
Trường học có giới hạn, cho nên đi ra thực tế học từ trải nghiệm góp phần rất lớn trong thành công của bạn. Về phần này, bạn có thể xin vô doanh nghiệp làm để học hỏi với điều kiện không nhận lương thì sẽ có được nhiều cơ hội.
Khi bạn đọc tới dòng này, tôi biết sự khao khát để có một công việc xứng đáng rất lớn. Vậy thì những chia sẻ tuyệt vời dưới đây chắc chắn dành cho bạn.
I. VIẾT EMAIL
Hãy xem những email thiếu chuyên nghiệp để tự rút ra kinh nghiệm cho bạn nhé:


Không cần xem CV bên trong, chúng tôi – những nhà tuyển dụng sẵn sàng bỏ qua với một lý do duy nhất là sự CẨU THẢ, HỜI HỢT của ứng viên.
Cấu trúc của một email bài bản phải có 7 phần sau:
1. Chủ đề
2. Chào hỏi
3. Câu chào hỏi ban đầu
4. Giới thiệu
5. Nội dung chính
6. Kết thúc email
7. Ký tên
Nhiều bạn quên rằng mất ấn tượng ban đầu đồng nghĩa bạn mất đi tấm vé hẹn gặp cho cuộc phỏng vấn. Hãy hỏi cảm nhận của những ai gửi tin đi mà chẳng thấy hồi âm để hiểu sâu sắc ý nghĩa của cái gọi là ấn tượng đầu này nhé.
Tiếp đến là
II. VIẾT CV
Phát chán với nhiều mẫu CV trên mạng tải về và chỉnh sửa của ứng viên. Cho nên bạn không cần màu mè, lòe loẹt mà hãy đơn giản, xúc tích mà hiệu quả.
Những thông tin không thể thiếu cho một bản CV ấn tượng ở ngay bên dưới, hãy bắt đầu nào !
1. Vị trí công việc và thông tin cá nhân

2. Mục tiêu sự nghiệp và trình độ học vấn

3. Quá trình hoạt động sinh viên

4. Mối quan hệ hiện tại

5. Thông tin bổ sung

III. TRẢ LỜI PHỎNG VẤN XIN VIỆC
Sau khi đặt câu hỏi cho ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ quan sát, lắng nghe để xem xét kỹ không chỉ nội dung câu trả lời của bạn mà cả sự diễn đạt về phi ngôn từ. Hãy nhớ: Bạn có thể nói dối nhưng chính cử chỉ của bạn sẽ tố cáo tất cả. Đó là bí mật của hầu hết những nhà tuyển dụng mà ít ai biết. Nếu đã từng xem Tam Quốc Diễn Nghĩa bạn có thể hiểu được phần nào chiến thắng mà quân của Lưu Bị dành được cũng nhờ khả năng xét và sắp xếp người hiệu quả của Gia Cát Lượng.
Bất kể thời đại nào đi nữa, những câu hỏi sắp tới sẽ là thử thách tiếp theo mà bạn cần phải trải qua.
Nào, bây giờ chúng ta hãy đến với 9 câu hỏi thường gặp và cách trả lời:
1. Giới thiệu bản thân
- Tập trung nói các thông tin cơ bản sau: Họ và tên, quê quán, ngành và trường học, năm tốt nghiệp (có hoặc không), kinh nghiệm làm việc (nếu có), lĩnh vực đam mê.
- Chú ý: Không giới thiệu lan man sở thích, hoạt động hàng ngày
2. Bạn biết thông tin tuyển dụng này qua đâu?
- Câu này dễ, bạn tự trả lời nhé
3. Điều gì thu hút bạn đến với công ty chúng tôi?
- Chú ý: Tránh nói tới lương bổng trước
- Hãy thể hiện sự am hiểu về công ty, công việc (lịch sử hình thành, điểm mạnh, môi trường phù hợp...)
4. Điểm mạnh nhất của bạn là gì? Hoặc tại sao chúng tôi phải chọn bạn?
- Hãy dẫn dắt thông qua câu truyện hoặc đánh giá từ người khác còn không thì nói thẳng. Tuy nhiên nói thẳng hiệu quả sẽ không cao, thiếu hấp dẫn
5. Trong số ứng viên ngồi đây, em thấy mình mạnh hơn các bạn ở điểm nào?
- Chú ý: Không dìm bạn phỏng vấn và tự đề cao mình vì nó thể hiện bạn thái độ xấu, nguy hiểm
- Tập trung: Mỗi người đều có điểm mạnh riêng, về bản thân em nhận thấy khả năng ... rất phù hợp với công việc và chắc chắn làm tốt ....
6. Em đã từng bao giờ gặp thất bại chưa và khi đó em làm gì? Hoặc Nếu bị người yêu chia tay em làm gì?
- Chú ý: Hiện nay công việc nào cũng có khó khăn, nên nếu gặp thất bại mà bỏ cuộc hoặc buông xuôi là cái khốn nạn trước khi học một bài học cho mình.
- Tập trung: Chia sẻ chân thành trải nghiệm và rút ra bài học quan trọng
7. Điểm yếu nhất của em là gì?
- Chú ý: Nói chân thành nhưng chọn điểm yếu không ảnh hưởng tới vị trí công việc để chắc chắn bạn sẽ làm tốt nó là oke
- Tập trung: Dẫn dắt qua câu chuyện để có được sự lôi cuốn
8. 5 năm nữa em sẽ trở thành ai? Hoặc em muốn làm tại công ty bao lâu, tại sao?
- Chú ý: câu hỏi tìm kiếm nhân viên trung thành và có thể ảnh hưởng tới cất nhắc về sau.
- Tập trung: Nói rõ, diễn đạt chân thành. Ví dụ: Nếu có được cơ hội làm việc tại công ty, em rất muốn mình gắn bó lâu dài trong khoảng 5 – 10 năm vì mục tiêu của em là trở thành ... mà đây là môi trường rất tốt giúp em điều đó.
9. Em có câu hỏi nào cho anh/chị không?
- Chú ý: Hỏi 1 – 2 câu nhưng chất
- Tập trung: Hỏi về công việc, thời gian. Còn nếu đã đi làm hoặc có năng lực tốt thì hỏi về lương thưởng không vấn đề.
Bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn, bạn sẽ tăng tỉ lệ trúng tuyển lên mức cao nhất và có được công việc bạn mong muốn mà không phải lo lắng như trước.
Xem thêm video hướng dẫn trả lời bằng tiếng Anh (nếu bạn muốn làm việc cho công ty nước ngoài):